Huyệt Hồi Sinh Thân Thể - sử dụng trong hồi sinh cấp cứu

Huyệt Hồi Sinh Thân Thể được sử dụng trong hồi sinh cấp cứu, trị tay không dơ lên cao được, không đưa ra phía trước được. Vậy huyệt này nằm ở vị trí nào và cách tác động ra sao thì mời  bạn xem bài viết này nhé.

Huyệt Hồi Sinh Thân Thể

Vị trí

Đỉnh nếp nách sau xuống 3 khoát (huyệt số 1), xuống thêm 1 khoát (huyệt số 2), xuống tiếp 1 khoát (huyệt số 3).

Giải phẫu

  • Dưới huyệt là khe giữa phần dài và phần rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay, xương cánh tay, cơ tròn bé, cơ dưới vai.
  • TK vận động cơ là các nhánh của dây TK mũ, nhánh dây TK vai trên, nhánh của dây Thần kinh quay.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7 – D9.

Cách bấm

  • Thầy thuốc đứng thẳng ngang trước vùng vai bệnh nhân, nâng tay người bệnh lên ngang vai, tay phải thầy thuốc khóa Hổ khẩu, tay trái dùng ngón tay cái để vào thăn thịt thẳng đường nách trước xuống, 3 ngón kia bấm móc vào huyệt, lần lượt từ huyệt 1, 2, 3, trên xuống â. Làm như vậy 3-5 lần.

Lưu ý

Một trong nhóm huyệt ‘Hồi sinh’.

Có thể kết hợp với các huyệt ‘Hồi sinh’ khác (Chí thế, Định tử, Trụ cột hồi sinh) để tăng lực hồi sinh cho bệnh nhân quá suy yếu.

Khi bấm, phải có cảm giác như nghe thấy tiếng bật kêu ‘bực’ của thăn thịt hiệu quả mới cao.

Điều trị bệnh nhân bị gù lưng, vẹo cột sống:

  • Nếu cột sống vẹo sang bên trái, bấm huyệt Án cốt (chân bên phải), sẽ kéo cột sống trở lại ngay thẳng.
  • Nếu cột sống vẹo sang bên phải, không thể bấm huyệt Án cốt chân bên trái được (vì sợ ảnh hưởng đến tim), trường hợp này dùng huyệt Hồi sinh thân thể theo cách sau:
    • Tìm điểm nào lồi cao nhất của chỗ vẹo, dùng ngón tay cái ấn chặt vào (khóa), tay kia bấm móc huyệt Hồi sinh thân thể (bên phải), bấm nhẹ 5-7 lần.

Mỗi ngày bấm dần dần cho đến khi cột sống trở lại bình thường.

Nguồn YDVN

Nhận xét